Câu chuyện Quạt Mo

Câu chuyện Quạt Mo

2/4/2024 430       0925.363.595

Bài đồng dao "Thằng Bờm có cái quạt mo" mô tả cuộc trao đổi giữa Phú ông, người giàu có đang tìm kiếm sự mát mẻ trong thời tiết nóng bức, và Thằng Bờm, chủ nhân của chiếc quạt mo giản dị nhưng hiệu quả. Phú ông sẵn lòng đổi những thứ giá trị như ba bò, chín trâu, ao sâu cá mè, bè gỗ lim, và cuối cùng là nắm xôi để có được chiếc quạt. Thằng Bờm, với tấm lòng trong sáng và đạo đức, chỉ chấp nhận đổi lấy nắm xôi, phản ánh sự tử tế và công bằng trong giao dịch. Bài đồng dao không chỉ là câu chuyện về một vật dụng giản dị nhưng quý giá mà còn truyền tải thông điệp về sự trân trọng và lòng trung thành trong giao tiếp và kinh doanh, thể hiện qua mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa Phú ông và Thằng Bờm. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật mang đến bức tranh xã hội hài hòa, nơi mọi người đều tôn trọng và hiểu giá trị thực sự của vật phẩm, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe và tôn trọng trong mọi mối quan hệ.

Nội dung chính:

Ý nghĩa bài đồng dao “Thằng Bờm có cái quạt mo”

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu,

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè,

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim,

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi,

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười

 

Qua bài đồng dao dân gian Việt Nam, chúng ta thấy đây là một cuộc trao đổi giữa 2 lớp người xã hội cũ: “ông” – “thằng”.
Phú ông là người rất giàu, có rất nhiều tài sản giá trị. Vấn đề phát sinh khi thời tiết nóng bức, Phú ông lúc này rất nóng và cần tìm một giải pháp làm dịu cơn nóng. Thằng Bờm lúc này sở hữu giải pháp làm mát cho Phú ông, đó chính là chiếc quạt mo cắt bằng bẹ cau. Chiếc quạt này giá trị không lớn, tuy nhiên đối với nhu cầu cần được làm mát của Phú ông thì ông ta sẵn sàng đánh đổi rất nhiều thứ quý giá để có được nó. Tuy nhiên với bản tính lương thiện, thật thà, Bờm đã không nhận những thứ có giá trị rất cao, chỉ nhận về giá trị tương xứng của chiếc quạt, đó là nắm xôi.
Câu chuyện này làm ý tưởng cho thương hiệu Quạt Mo, cung cấp giải pháp làm mát cho tất cả mọi người, đồng thời Quạt Mo mang đến sự tử tế, chỉ nhận về những thứ tương xứng với công sức mình bỏ ra.

Ý nghĩa nhân văn của bài đồng dao  

Hình ảnh Thằng Bờm trong bài đồng dao đẹp, hài hòa. Con người bên ngoài của Thằng Bờm có vẻ khờ khạo, nhưng bên trong là những tấm lòng trong sáng, chứa chan tình người, nhân ái, công bằng, chính trực. Thằng Bờm không tham lam, không tự ty, mặc cảm, hơn nữa rất nghiêm chỉnh trong cuộc đối thoại. 

Hình ảnh Phú Ông, có quyền lực, nhưng không cậy thế bắt nạt người nghèo, người yếu thế. Phú Ông thích chiếc quạt mo của Thằng Bờm để có tiện nghi mát mẻ, thoải mái, nên lên tiếng đối thoại, trao đổi. 

=> Hai nhân vật Thằng Bờm và Phú Ông trong bài ca dao đối diện nhau, hoàn toàn tự do, bình đẳng, trao đổi thẳng thắn, chân tình. Cuộc đối thoại thể hiện, hai bên thực lòng tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của nhau, biết ý nhau, thông cảm nhau. Điều này tạo nên sự hài hòa ngay trong cấu trúc thơ lục bát. Mỗi người làm chủ một câu, thay phiên nhau phát biểu, không cướp lời nhau, không át giọng nhau. Hai bên cùng thoải mái trao đổi quan điểm, đưa ra lập trường của mình cho đến lúc cùng đồng ý với nhau thì hai bên cùng làm chủ câu kết, thỏa mãn, thích thú. Kết thúc đàm phán, Thằng Bờm cười và Phú Ông chắc chắn cũng vui. 

Thông điệp bài đồng dao truyền tải:

Bài hát có thể truyền đạt thông điệp về sự giữ gìn giá trị và lòng trung thành. Trong lĩnh vực kinh doanh, điều này có thể ám chỉ việc bảo vệ và đánh giá cao những ưu điểm độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Bài ca dao bên ngoài nghe có vẻ khờ khạo, ngốc nghếch, nhưng bên trong chứa đựng những nguyên tắc chủ yếu cho một xã hội công bằng, đem niềm vui hiền hòa, mộc mạc cho mọi người. Phú Ông thấy Thằng Bờm còn nhỏ, ngây thơ, khờ khạo, nhưng không vì thế mà bắt nạt, dùng sức mạnh người lớn để cướp lấy quạt mo. Phú Ông cũng không dùng lời lẽ dụ dỗ, mánh khóe mượn cái quạt mo để xem từng chi tiết rồi làm quạt giả đúng kích thước xinh xắn, nhẹ nhàng như quạt của Thằng Bờm. Phú Ông cũng không bóc lột sức lao động của Thằng Bờm và cũng không chấp nhận làm hàng giả, không ăn cắp bản quyền, dù chế tác quạt mọ khá dễ dàng.

Thằng Bờm cũng vậy, Thằng Bờm không vì cung ít, cầu nhiều mà tham lam chớp thời cơ bán ra quạt mo với bất cứ giá nào. Thằng Bờm không vì nghèo mà tham lam, thấy Trâu, Bò, gỗ Lim… mà làm trò chộp giật. Thằng Bờm cũng không quảng cáo quá mức. Thằng Bờm biết giá trị thực của cái quạt mo và cái giá tương đối của quạt mo nên đồng ý đổi lấy nắm xôi - đồ vật tương xứng - trong công bằng giao hoán. Thuận mua vừa bán, Thằng Bờm không đưa ra mức giá hay những yêu cầu vượt quá mức, từ đó nhận được sự đồng thuận của cả Phú Ông và công luận. Do đó, khi nghe đề nghị: nắm xôi thì Thằng Bờm cười.

Bức tranh xã hội hài hòa, Thằng Bờm có nắm xôi no bụng. Phú Ông có tiện nghi quạt mo. Không có cảnh gian tham lừa đảo, không có hàng giả, hàng lậu, không có cách thức kinh doanh chộp giật, chỉ có những người tử tế biết điều, tôn trọng công bằng xã hội, việc trao đổi hàng hóa với nhau để thảo mãn nhu cầu chính đáng.

Ngoài ra, bài đồng dao còn đưa ra tầm quan trọng của việc biết lắng nghe. Cuộc đối thoại giữa Thằng Bờm và Phú Ông rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ, hai bên đều biết nghe vì biết nghe mới biết đối thoại, biết nghe là thái độ của người chín chắn, biết suy nghĩ, biết tự chủ, biết tôn trọng tha nhân.

Tại sao không phải là Bờm có vật khác mà lại là cái quạt mo?

Trong văn hóa Việt Nam, quạt mo có thể được coi là biểu tượng của sự mát mẻ, thư giãn và tinh tế. Việc chọn quạt mo trong bài đồng dao nhấn mạnh tới sự giản dị nhưng đầy giá trị. 

Trong kinh doanh, đây có thể là phép ẩn dụ cho việc các sản phẩm hay dịch vụ đơn giản nhưng độc đáo, sáng tạo và mang lại cảm giác thân thuộc, thoải mái cho khách hàng thường có giá trị lâu dài hơn những sản phẩm phức tạp, đắt đỏ.

Tại sao Phú Ông lại sẵn sàng đánh đổi mọi thứ chỉ vì cái quạt mo? 

Trong bối cảnh kinh doanh, hành động của Phú Ông có thể được hiểu là sự theo đuổi không ngừng nghỉ đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt, mà người ta tin rằng sẽ mang lại giá trị to lớn hoặc lợi ích đặc biệt. Điều này phản ánh một thực tế trong kinh doanh: nhiều doanh nghiệp sẵn lòng chi trả một số lượng lớn tài nguyên, tài chính, thời gian, công sức để đạt được một mục tiêu quan trọng hoặc để sở hữu một tài sản mà họ tin là sẽ mang lại lợi ích lớn cho công ty.

Phú ông dùng quạt mo vào việc gì?

Trong bài đồng dao, mục đích cụ thể mà Phú Ông dùng quạt mo không được nêu rõ, nhưng có thể giả định rằng ông muốn sở hữu nó vì giá trị độc đáo và đặc biệt mà nó mang lại. Trong kinh doanh, điều này tương tự như việc các doanh nghiệp theo đuổi những công nghệ mới, sản phẩm độc quyền hoặc dịch vụ đặc biệt mà họ tin rằng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh hoặc tạo ra sự khác biệt trên thị trường.


Tóm lại, bài đồng dao "Thằng Bờm có cái quạt mo" cung cấp một cái nhìn sâu sắc về việc đánh giá và hiểu giá trị thực sự của một sản phẩm hoặc dịch vụ, vượt lên trên các tiêu chí vật chất và hữu hình, trong môi trường kinh doanh. Nó nhấn mạnh rằng không phải lúc nào giá trị cũng được định lượng bằng tiền, và đôi khi những thứ đơn giản, gần gũi lại mang giá trị to lớn trong mắt người tiêu dùng. Điều này khuyến khích doanh nghiệp phải nhận thức và tôn trọng giá trị cảm xúc, văn hóa, và độc đáo của sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp. Đồng thời, bài đồng dao cũng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc hiểu rõ khách hàng và nhu cầu của họ, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận và doanh số.

Du xuân Giáp Thìn 2024